Dù bạn kiếm được rất nhiều tiền nhưng tiêu xài hoang phí, tiêu pha không có kế hoạch thì cũng sẽ đến một ngày bạn trắng tay không còn gì cả. Còn kiếm được ít tiền mà xài vô tội và thì sớm lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, Bạn đã bao giờ thử tính một tháng mình chi tiêu bao nhiêu? Có bao giờ bạn trong tình trạng lúc nào cũng thiếu tiền? Làm thế nào để quản lý thu chi hợp lý ? Trong bài này mình sẽ hướng dẫn bạn lên kế hoạch chi tiêu hàng tháng để có thể kiểm soát được tài chính một cách tốt nhất.
Trong bài này mình hoạch định kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm cho một người có thu nhập hàng tháng, chưa có mục tiêu gì cụ thể. Tức là chi tiêu duy trì tốt cuộc sống hàng ngày và các nhu cầu thiết yếu, đồng thời tiết kiệm một khoản nhỏ để sử dụng khi cần. Việc lập kế hoạch này mình nghĩ rất cần thiết, tất nhiên nếu nói: "kiếm tiền tỷ cũng không bằng..." thì hơn quá, chỉ là nói vui vậy thôi chứ người nào mà họ kiếm được tiền tỷ thì cách tiêu và hoạch định thu chi của họ còn siêu đẳng hơn chúng ta nhiều rồi ạ !
Bây giờ Chúng ta sẽ sử dụng một tờ giấy và viết ra những khoản chi tiêu cụ thể như sau:
1. Chi tiêu cần thiết:
2. Khoản Tiết kiệm cho tương lai
3. Khoản hưởng thụ:
4. Khoản dành cho học tập - công việc
5. Khoản dành cho đầu tư
6. Khoản dành cho từ thiện, quà biếu:
Những khoản trên các bạn có thể thay đổi tùy ý sao cho phù hợp với thực tế của bạn. Sau đó chúng ta vẽ theo biểu đồ dưới đây:
Ngoài ra các bạn lưu ý như sau: Những khoản chi trong khung tròn có thể san sẻ, thêm bớt cho nhau tùy thực tế của bạn. Khoản trong khung chữ nhật không được thay đổi (đó là đóng khung để dành cố định hàng tháng) Mũi tên màu xanh thể hiện việc sử dụng không hết ở mục nào thì đưa vào khung tiết kiệm.
Với 6 tiêu chí trên chúng ta sẽ vạch ra những khoản chi cụ thể trong tổng số thu nhập của bạn. Bạn cần xác định 1 tháng đạt thu nhập bao nhiêu, sau đó sẽ tính toán cho từng mục. Cụ thể như sau:
1. Chi tiêu cần thiết: Chiếm 50% tổng thu nhập/tháng.
Các khoản chi tiêu cần thiết sẽ chiếm một khoảng khá lớn trong trong ngân sách của bạn.
Các khoản chi tiêu thiếu yếu sẽ là:
- Chi tiêu cá nhân (ăn uống, mua sắm, tiền điện thoại, khác)
- Chi tiêu nhà cửa (tiền điện, tiền nước, tiền trọ nếu chưa có nhà riêng)
- Chi tiêu đi lại: (Tiền xăng, tiền giữ xe, sửa xe, tiền đi lại khác)
- Chi tiêu gia đình: ( Nếu có gia đình sẽ có 1 vài khoản chi khác
Đối với 50% còn lại chúng ta sẽ chia cho các khoản như sau:
2. Khoản Tiết kiệm cho tương lai: chiếm 10%
Đây là các khoản tích góp để dành từng tháng để chi cho những khoản lớn hơn sau này dùng ví dụ mua nhà cửa, dùng cưới vợ, mua xe....
3. Khoản hưởng thụ: chiếm 10%
au một tháng làm vất vả bạn cũng nên dành một khoản nhỏ riêng cho mình để hưởng thụ
- Cafe với bạn bè, tập trung Ăn uống bia bọt
- Đối với nữ có thể sử dụng làm đẹp, spa ...
4. Khoản dành cho học tập - công việc: chiếm 10%
Bạn nên để một khoản trống để đầu tư cho mình về kiến thức bằng các khóa học hoặc tài liệu sách vở là chính là đầu tư cho tương lai. Hoặc các khóa học trau dồi kiến thức về lĩnh vực mình đang làm
5. Khoản dành cho đầu tư: chiếm 10%
Đây là khoản đầu tư dùng để tạo thu nhập cho tương lai. Có thể không sinh lãi trong tương lai gần.
- buôn bán nhỏ lẻ, kinh doanh online
- hoặc tích cóp khoản này khi lớn có thể chung vốn mở quán, đầu tư chứng khoán, mua vàng,mua đất...
6. Khoản dành cho từ thiện, quà biếu: Chiếm 5%
Dành một khoản nhỏ để giúp đỡ mọi người,làm từ thiện. Hoặc dùng nó mua quà cho người thân yêu, mua một cái áo mới cho em gái, hay giày cho em trai. Một bộ ấm pha trà mới cho bố mẹ... Những điều nhỏ thôi những sẽ khiến cuộc sống của bạn tuyệt vời lên rất nhiều.
Nếu các bạn để ý sẽ thấy còn 5% nữa, trong cuộc sống hàng ngày tất nhiên sẽ có những công việc không ngờ tới, những khoản chi không tên và 5% này sẽ coi như phần dư nhỏ. Tuy nhiên đây chỉ là mô hình kế hoạch tham khảo, đối với từng người sẽ cần có cách áp dụng khác nhau "tùy cơ ứng biến" sao cho phù hợp nhất với thực tế của bạn. Chẳng hạn bạn đang có mục tiêu mua laptop hay điện thoại trong vòng 5 tháng tới, thì hiển nhiên phần tiết kiệm các bạn phải tăng lên, phần hưởng thụ phải cắt giảm đi. Hay như phần dành cho đầu tư, nếu các bạn không còn thời gian kinh nghiệm thì mục nào bỏ đi cho gộp vào mục tiết kiệm.
Mong rằng với cách chi tiêu hợp lý, các bạn sẽ có khả năng tài chính bền vững, không bao giờ lâm vào cảnh túng thiếu nợ nần. Phấn đấu đạt được những mục tiêu đã đề ra. Chúc các bạn thành công !
Trong bài này mình hoạch định kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm cho một người có thu nhập hàng tháng, chưa có mục tiêu gì cụ thể. Tức là chi tiêu duy trì tốt cuộc sống hàng ngày và các nhu cầu thiết yếu, đồng thời tiết kiệm một khoản nhỏ để sử dụng khi cần. Việc lập kế hoạch này mình nghĩ rất cần thiết, tất nhiên nếu nói: "kiếm tiền tỷ cũng không bằng..." thì hơn quá, chỉ là nói vui vậy thôi chứ người nào mà họ kiếm được tiền tỷ thì cách tiêu và hoạch định thu chi của họ còn siêu đẳng hơn chúng ta nhiều rồi ạ !
Bây giờ Chúng ta sẽ sử dụng một tờ giấy và viết ra những khoản chi tiêu cụ thể như sau:
1. Chi tiêu cần thiết:
2. Khoản Tiết kiệm cho tương lai
3. Khoản hưởng thụ:
4. Khoản dành cho học tập - công việc
5. Khoản dành cho đầu tư
6. Khoản dành cho từ thiện, quà biếu:
Những khoản trên các bạn có thể thay đổi tùy ý sao cho phù hợp với thực tế của bạn. Sau đó chúng ta vẽ theo biểu đồ dưới đây:
Ngoài ra các bạn lưu ý như sau: Những khoản chi trong khung tròn có thể san sẻ, thêm bớt cho nhau tùy thực tế của bạn. Khoản trong khung chữ nhật không được thay đổi (đó là đóng khung để dành cố định hàng tháng) Mũi tên màu xanh thể hiện việc sử dụng không hết ở mục nào thì đưa vào khung tiết kiệm.
Với 6 tiêu chí trên chúng ta sẽ vạch ra những khoản chi cụ thể trong tổng số thu nhập của bạn. Bạn cần xác định 1 tháng đạt thu nhập bao nhiêu, sau đó sẽ tính toán cho từng mục. Cụ thể như sau:
1. Chi tiêu cần thiết: Chiếm 50% tổng thu nhập/tháng.
Các khoản chi tiêu cần thiết sẽ chiếm một khoảng khá lớn trong trong ngân sách của bạn.
Các khoản chi tiêu thiếu yếu sẽ là:
- Chi tiêu cá nhân (ăn uống, mua sắm, tiền điện thoại, khác)
- Chi tiêu nhà cửa (tiền điện, tiền nước, tiền trọ nếu chưa có nhà riêng)
- Chi tiêu đi lại: (Tiền xăng, tiền giữ xe, sửa xe, tiền đi lại khác)
- Chi tiêu gia đình: ( Nếu có gia đình sẽ có 1 vài khoản chi khác
Đối với 50% còn lại chúng ta sẽ chia cho các khoản như sau:
2. Khoản Tiết kiệm cho tương lai: chiếm 10%
Đây là các khoản tích góp để dành từng tháng để chi cho những khoản lớn hơn sau này dùng ví dụ mua nhà cửa, dùng cưới vợ, mua xe....
3. Khoản hưởng thụ: chiếm 10%
au một tháng làm vất vả bạn cũng nên dành một khoản nhỏ riêng cho mình để hưởng thụ
- Cafe với bạn bè, tập trung Ăn uống bia bọt
- Đối với nữ có thể sử dụng làm đẹp, spa ...
4. Khoản dành cho học tập - công việc: chiếm 10%
Bạn nên để một khoản trống để đầu tư cho mình về kiến thức bằng các khóa học hoặc tài liệu sách vở là chính là đầu tư cho tương lai. Hoặc các khóa học trau dồi kiến thức về lĩnh vực mình đang làm
5. Khoản dành cho đầu tư: chiếm 10%
Đây là khoản đầu tư dùng để tạo thu nhập cho tương lai. Có thể không sinh lãi trong tương lai gần.
- buôn bán nhỏ lẻ, kinh doanh online
- hoặc tích cóp khoản này khi lớn có thể chung vốn mở quán, đầu tư chứng khoán, mua vàng,mua đất...
6. Khoản dành cho từ thiện, quà biếu: Chiếm 5%
Dành một khoản nhỏ để giúp đỡ mọi người,làm từ thiện. Hoặc dùng nó mua quà cho người thân yêu, mua một cái áo mới cho em gái, hay giày cho em trai. Một bộ ấm pha trà mới cho bố mẹ... Những điều nhỏ thôi những sẽ khiến cuộc sống của bạn tuyệt vời lên rất nhiều.
Nếu các bạn để ý sẽ thấy còn 5% nữa, trong cuộc sống hàng ngày tất nhiên sẽ có những công việc không ngờ tới, những khoản chi không tên và 5% này sẽ coi như phần dư nhỏ. Tuy nhiên đây chỉ là mô hình kế hoạch tham khảo, đối với từng người sẽ cần có cách áp dụng khác nhau "tùy cơ ứng biến" sao cho phù hợp nhất với thực tế của bạn. Chẳng hạn bạn đang có mục tiêu mua laptop hay điện thoại trong vòng 5 tháng tới, thì hiển nhiên phần tiết kiệm các bạn phải tăng lên, phần hưởng thụ phải cắt giảm đi. Hay như phần dành cho đầu tư, nếu các bạn không còn thời gian kinh nghiệm thì mục nào bỏ đi cho gộp vào mục tiết kiệm.
Mong rằng với cách chi tiêu hợp lý, các bạn sẽ có khả năng tài chính bền vững, không bao giờ lâm vào cảnh túng thiếu nợ nần. Phấn đấu đạt được những mục tiêu đã đề ra. Chúc các bạn thành công !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét